Bát Kỳ tuyển tú Tuyển tú thời Thanh

Bát Kỳ tuyển tú triều Thanh là nguồn tuyển chủ yếu của hậu cung nhà Thanh. Sự nhất quán với tư duy thống trị của Hoàng đế Mãn Châu là nhằm hy vọng đảm bảo sự ổn định trong huyết thống hoàng tộc, cũng từng bước dần dần hình thành lực khống chế nhất định đối với nữ tử Bát Kỳ trong định chế tuyển tú. Dựa theo chế độ nhà Thanh, nữ tử trong một kỳ chỉ cần phù hợp điều kiện nhất định (ví dụ như chức quan của phụ thân) thì đều cần phải tham gia tuyển tú, chỉ khi sau lúc tuyển tú bị “Lược bài tử” thì mới có thể tự do hôn phối với người khác. Quy định này gắt gao đến nỗi, dẫu bị bệnh hoặc phải để tang thì cũng bị lưu tên để tham gia dự tuyển lần sau, nói chung là hoàn toàn không thể trốn được. Có thể nói rằng, phụ nữ Bát Kỳ thời Thanh nếu không vì các loại lý do đặc thù, thì đều đã từng phải tham gia tuyển tú, đây cũng là điểm quan trọng của chế độ tuyển tú.

Bất quá, vì chế độ cung đình nhà Thanh nghiêm ngặt, nữ tử Bát Kỳ một khi vào cung sẽ không thể liên lạc với gia đình, có hạnh phúc cũng không thể vượt qua sầu muộn, nên đời Thanh những gia tộc có địa vị thường không hy vọng nữ quyến của gia tộc mình được lựa chọn, từ số lượng lớn văn chương [“Mừng muội muội bị lược bài”; 贺妹撂牌] của người Bát Kỳ để lại cũng có thể thấy được điều đó. Nhìn chung, Bát Kỳ tuyển tú thật sự là ác mộng với các cô gái Bát Kỳ nhà quyền thế.

Yêu cầu và quá trình

Yêu cầu và quá trình của một đợt Bát Kỳ tuyển tú triều Thanh:

  1. Nữ tử Bát Kỳ, phàm là phù hợp yêu cầu thì đến 13 hay 14 tuổi phải báo danh cho Tá lĩnh, từ đó báo lên Đô thống. Cuối cùng, bộ Hộ sẽ xếp vào danh sách dự tuyển.
  2. Tới lúc tuyển tú, quan viên trong kỳ và nhân viên bộ Hộ sẽ sắp xếp thứ tự theo kỳ tịch. Lúc đầu 1 ngày tuyển 2 kỳ, ví dụ ngày đầu tiên tuyển Tương Hoàng kỳ và Chính Hoàng kỳ, thì thứ tự sẽ là:"Tương Hoàng kỳ Mãn Châu, Tương Hoàng kỳ Mông Cổ, Tương Hoàng kỳ Hán Quân, Chính Hoàng kỳ Mãn Châu, Chính Hoàng kỳ Mông Cổ, Chính Hoàng kỳ Hán Quân", lần lượt như vậy mà dự tuyển. Thanh triều đến thời kỳ giữa có thay đổi, quy định con gái quan viên nhị phẩm trở lên thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ tuyển chung 1 ngày, còn lại như cũ chia kỳ tham tuyển (lệ vào định vào năm Gia Khánh thứ 20).
  3. Sau khi an bài thứ tự ổn thỏa thì liền đưa người vào. Một ngày trước tuyển chọn, quan viên trong kỳ sẽ sắp xếp xe ngựa, tiến hành sắp hàng các xe. Vào nửa đêm, các tú nữ sẽ nhộn nhịp nhập cung từ Địa An môn (地安門) đi đến hàng rào phía đông Thần Vũ môn (神武門). Sau khi Thần Vũ môn mở cửa, tú nữ theo thứ tự mà xuống xe, xe ngựa sẽ đi qua Đông Hoa môn (東華門) làm 1 vòng từ phía Đông rồi lại dừng trước Thần Vũ môn. Còn các tú nữ sẽ được thái giám đưa vào nội cung.
  4. Sau khi tú nữ vào cung sẽ được đưa đến địa điểm tuyển chọn chuyên biệt. Địa điểm này hay thay đổi, nhưng giống nhau đều là ở trong nhà, ví dụ như Khôn Ninh môn (坤寧門). Thời điểm duyệt tuyển, 1 loạt 5 người sẽ tiến vào[1], mà những tú nữ này khi gặp Hoàng đế và Hoàng hậu[2] sẽ giống nhau, đều đứng chứ không quỳ. Bài tử của tú nữ gọi là ["Lục đầu bài"; 绿头牌], giống với thẻ bài của đại thần khi tiếp kiến. Thời điểm xét tuyển, lục đầu bài sẽ đặt trên ngự án, trên người tú nữ cũng sẽ đeo một cái thẻ gỗ nhỏ để nhận biết. Trên thẻ bài viết [“xx kỳ xx quan chi nữ xx thị”], đôi khi còn viết cả ba đời, viết chức quan + tên húy của ông nội và ông cố tú nữ[3], nếu tú nữ cùng Nội đình chủ vị trong hậu cung có quan hệ thì cũng thường được ghi chú đặc biệt lại. Nếu hợp ý Đế-Hậu, bài tử sẽ được giữ lại, còn không thì sẽ không được giữ, nên mới gọi là Lưu bài tử (留牌子) và Lược bài tử (撂牌子).
  5. Nếu tú nữ bị lược thẻ thì từ đây có quyền tự do kết hôn, có thể hồi đáp sắp xếp của cha mẹ và bà mối. Đôi lúc sau khi bị lược thẻ, sẽ được Đế-Hậu ban cho một số vật phẩm nhỏ, chỉ là thưởng hay không thưởng, thưởng nhiều hay thưởng ít có liên quan tới gia thế của tú nữ, và thường là thưởng tơ lụa hoặc phụ kiện gì đó.
  6. Còn tú nữ được lưu thẻ thì cũng trở về nhà tạm thời, tới thời kỳ sẽ ["phục tuyển"; 复选]. Thời điểm phục tuyển sẽ lại có người bị lược thẻ hoặc tiếp tục được lưu thẻ, từ đó được an bài thêm 1 bước nữa, khả năng sẽ được chỉ hôn cho tông thất chi gần hoặc trở thành Hậu cung chủ vị.

Lệ cấm về tuyển tú đời Thanh:

  • Từ Thuận Trị trở đi: con gái dòng Giác La, người có khuyết tật.
  • Từ năm Càn Long thứ 7 đến Gia Khánh thứ 12: chị em gái của Thái hậu hoặc Hoàng hậu, con gái của em trai Thái hậu hoặc Hoàng hậu.
  • Từ năm Gia Khánh thứ 5 đến Gia Khánh thứ 12: chị em gái của Hoàng quý phi, Quý phi, Phi và Tần.
  • Từ năm Gia Khánh thứ 6 trở đi: con gái của Công chúa.
  • Từ năm Đạo Quang thứ 2 trở đi: người Bát Kỳ có hồ sơ khác thường, con gái của người Bát Kỳ vốn là dân thường[4].

Lệ chi tiết

Điều kiện về chức quan của phụ thân Tú nữ
Thời gianNgười Bát Kỳ ở kinh sưNgười Bát Kỳ ngoại nhậmNgười Bát Kỳ trú phòng (trong quân ngũ)
Mãn Châu, Mông CổHán Quân
Thời Thuận Trị đến Càn Long thứ 7Toàn bộ
Năm Càn Long thứ 8 đến năm thứ 11Toàn bộToàn bộVăn: Đồng tri trở lên
Võ: Du kích trở lên
Toàn bộ
Năm Càn Long thứ 11 đến Gia Khánh thứ 11Toàn bộToàn bộVăn: Đồng tri trở lên
Võ: Du kích trở lên
Tướng quân, Đô thống và Phó Đô thống
Năm Gia Khánh thứ 11 đến năm thứ 12Toàn bộVăn:Bút thiếp thức trở lên
Võ:Kiêu kỵ giáo trở lên
Văn: Đồng tri trở lên
Võ: Du kích trở lên
Tướng quân, Đô thống và Phó Đô thống
Năm Gia Khánh thứ 12 đến Quang Tự thứ 12Hộ quân, Lĩnh thôi trở lênVăn:Bút thiếp thức trở lên
Võ:Kiêu kỵ giáo trở lên
Văn: Đồng tri trở lên
Võ: Du kích trở lên
Tướng quân, Đô thống và Phó Đô thống
  • Ghi chú:
  1. Đồng tri (同知), tức “Tri phủ đồng tri”, phó lãnh đạo của 1 phủ, phụ tá Tri phủ, quan văn hàm Chính ngũ phẩm.
  2. Du kích (游击), chức quan trong quân đội địa phương, thấp hơn Tham tướng, là võ quan hàm Tòng tam phẩm.
  3. Tướng quân (将军), Đô thống (都统) và Phó Đô thống (副都统) đều là chức quan trú phòng tại các tỉnh, tùy vào địa điểm đóng quân mà số lượng người giữ chức cũng khác nhau. Ví dụ ở Tây An, Trú phòng tướng quân có một người, Phó Đô thống có một người (không có đô thống); Sát Cáp Nhĩ có Đô thống 1 người, Phó Đô thống 2 người. Đây là những chức quan lãnh đạo và phó lãnh đạo quân đồn trú tại các tỉnh. Trú phòng tướng quân thuộc Chính nhất phẩm, năm Càn Long thứ 30 trở đi sửa thành Tòng nhất phẩm. Đô thống hàm Tòng nhất phẩm, Phó Đô thống hàm Chính nhị phẩm.
  4. Bút thiếp thức (笔帖式) là chức quan cấp dưới trong quân Bát Kỳ và nhiều cơ quan (bộ, viện) khác, mỗi kỳ có mấy chục Bút thiếp thức, cấp bậc từ Thất phẩm đến Cửu phẩm, thậm chí là quan văn/võ không có phẩm trật.
  5. Kiêu kỵ giáo (骁骑校) là chức quan trong Kiêu kỵ doanh của quân Bát Kỳ, trong mỗi Tá lĩnh của các kỳ bổ nhiệm 1 người, là quan võ hàm Chính lục phẩm.
  6. Hộ quân (护军) và Lĩnh thôi (领催) là các chức quan võ dự khuyết trong cơ cấu Bát Kỳ Tá lĩnh, không có phẩm trật, số lượng hay thay đổi theo thời kỳ, theo định chế thời Khang Hi dưới mỗi Tá lĩnh có 17 Hộ quân, 6 Lĩnh thôi, thuộc hàng cao cấp trong các binh đinh của Tá lĩnh, xếp trên Mã giáp (马甲) và Bộ giáp (步甲). Nói đến Mã giáp và Bộ giáp, con cái những người thuộc nhóm này vào giữa và cuối thời Thanh không cần tham gia tuyển tú.

Thời Quang Tự là thời kỳ thay đổi liên tục lệ tuyển tú nhất, cụ thể:

Sự thay đổi liên tục về lệ tuyển tú thời Quang Tự
Thời gianĐộ tuổiNgười Bát Kỳ ở kinh sưNgười Bát Kỳ ngoại nhậm
Năm thứ 1213 đến 19Đương nhiệmVăn: hàm Lục phẩm trở lên
Võ: hàm Ngũ phẩm trở lên
Đương nhiệmVăn:Tri phủ trở lên
Võ:Tham tướng trở lên
Nguyên nhiệm[5]Văn: hàm Lục phẩm trở lên
Võ: hàm Lục phẩm trở lên
Nguyên nhiệmVăn:Tri phủ trở lên
Võ:Tham tướng trở lên
Năm thứ 1715 đến 19Văn: hàm Ngũ phẩm trở lên
Võ: hàm Tứ phẩm trở lên
Toàn bộ không được dự tuyển
Năm thứ 2015 đến 18Văn: hàm Lục phẩm trở lên
Võ: hàm Ngũ phẩm trở lên
Không rõ
Năm thứ 3214 đến 18Văn: hàm Ngũ phẩm trở lên
Võ: hàm Tứ phẩm trở lên
Văn: hàm Ngũ phẩm trở lên
Võ: hàm Tứ phẩm trở lên
Từ năm thứ 32 trở điĐình chỉ tuyển tú

Chỉ hôn cho tú nữ

Các văn bản đều ghi lại kết quả tuyển tú là [Sung nhập hậu cung; 充入后宫] hoặc [Gả cho Tông Thất chi gần; 指派给予近支宗室]. Đối với loại thứ 2, rất nhiều phim truyện về đời Thanh đều ghi rằng “Hoàng đế tuyển một lần, Vương gia tông thất tuyển thêm 1 lần nữa”, chuyện này thập phần sai lầm.

Căn cứ vào chế độ đời Thanh, khi Hoàng đế tuyển tú sẽ lấy tâm lý “quan tâm thân thuộc”, tiến hành chỉ hôn cho họ hàng gần. Hoàng tộc chi gần, tức cận phái tông chi hay cận chi cận phái, là những Tông Thất có huyết thống gần với Hoàng đế nhất. Mà trong vấn đề tuyển tú chỉ hôn, những người này là Hoàng tử, Hoàng tôn hoặc những Tông Thất có chung tổ phụ (ông nội) với Hoàng đế. Ví dụ thời Càn Long, khi tuyển tú thì Hoàng đế đã yêu cầu Tông Nhân phủ liệt kê các hậu duệ của Khang Hi Đế trong phạm vi độ tuổi phù hợp thành hôn, viết lên lục đầu bài, nếu thấy có tú nữ thích hợp sẽ xem xét phối hôn. Tới thời Gia Khánh, Gia Khánh Đế cũng y theo tiền lệ thời Càn Long, yêu cầu Tông nhân phủ liệt kê các hậu duệ của Ung Chính Đế cần ban hôn. Đương nhiên, có giai đoạn các Tông Thất cần chỉ hôn rất nhiều mà số được ban hôn lại rất ít, nên mới nói không phải hôn nhân của Tông Thất chi gần nào cũng đều do Hoàng đế quyết định.